Александр Пушкин (128 bài thơ)

Gần hai thế kỷ qua đi, những vần thơ khẳng khái, mê say ngày nào đã làm nên một tượng đài khác nữa tưởng nhớ nhà thơ – tượng đài vững chắc trong lòng người – tượng đài thi ca “cao hơn cả trụ thờ Aleksandr đệ Nhất”.

Pushkin sinh ngày 6-6-1799 tại Matxcơva, trong một gia đình không giàu có nhưng danh giá. Dòng họ Pushkin là dòng họ có tiếng, như sau này chính nhà thơ đã nói: “Tên tuổi tổ tiên tôi thấp thoáng trong lịch sử…”. Tự hào về dòng dõi quý tộc của mình, nhà thơ tương lai cảm nhận về lịch sử bằng tình cảm trân trọng sâu sắc và tìm hiểu lịch sử Nga như một sự nghiệp của nhân dân vĩ đại, bắt nguồn từ những giá trị nhân bản sâu xa và tiếp nối đến muôn đời. Điều ấy sau này thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học sử của ông như Người da đen của Piotr đệ Nhất, Bi kịch Boris Godunov (1825), Truyện của Belkin (1830), Người trạm trưởng, Trường ca kỵ sĩ bằng đồng (1833), và rất nhiều thi phẩm khác.

Thời ấu thơ, trong gia đình, cậu bé Sasha (tên thân mật của Aleksandr) không được cha mẹ để tâm cho lắm bởi cậu tỏ ra khá.. lập dị, hơi khó hiểu với những thiên hướng thi sĩ của mình. Chỉ có hai người phụ nữ gần gũi cậu và là hai người để lại ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc sống nội tâm của nhà thơ tương lai – đó là bà ngoại Maria Alekseevna Gannibal (1745-1818) và bà vú Arina Rodionovna Iakovleva (1758-1828).

Những ngày ấu thơ thân ái, khi cậu bé được cuộn mình trong chiếc giỏ khâu lớn của bà ngoại, được nghe những bài hát cổ xưa nức nở trong chiều đông tuyết giá mà bà vú Arina thường hát bằng giọng khe khẽ buồn rầu… đã để lại trong tâm hồn thơ trẻ một thế giới đầy nhạc và thơ. Nhiều thi phẩm của Pushkin sau này viết về thiên nhiên Nga cũng thấm đẫm một nỗi buồn trong sáng, xuất phát từ nỗi sầu dịu dàng trong những bài dân ca cậu nghe thời nhỏ ấy:

Trên con đường mùa đông vắng vẻ
Cỗ xe tam mã băng đi
Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ
Dịu dàng khắc khoải lòng quê

Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu:
Như niềm vui mừng khôn xiết
Như nỗi buồn nặng đìu hiu

Sầu lắm. Nhina, đường xa vắng
Ngủ quên, bác xà ích lặng im
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng
(Con đường mùa đông – 1826)

Trong bài Buổi tối mùa Đông, nhà thơ đã âu yếm nói với bà vú già – “người bạn lòng tri kỷ” của mình:

Ngoài trời đầy gió bão
Tuyết lốc quay mịt mờ
Khi gầm như mãnh thú
Khi gào như trẻ thơ
Hỡi bạn lòng tri kỷ
Những ngày thơ cơ hàn
Rượu đâu? Ta mang cốc,
Rượu vào nỗi buồn tan..

Hát con nghe khúc hát
Có con chim sơn tước
Sống lặng lẽ ngoài khơi
Hát cho con khúc hát
Có cô gái sớm mai
Ra ngoài trời quẩy nước

(Buổi tối mùa đông – 1825)

Còn một người nữa cũng đóng góp phần quan trọng trong sự hình thành một trái tim nhạy cảm của nhà thơ – đó là người chú họ xa, Nikita Kozlov, người thường cùng cậu lang thang trên các đường phố Matxcơva khi cậu đôi chút lớn lên.

Ba người này là những người nuôi dưỡng hồn Nga trong Pushkin, đối lập lại với kiểu giáo dục quý tộc của gia đình thời ấy là.. quẳng cậu bé cho hết gia sư này đến gia sư khác người Pháp mà cậu không mấy thích thú. Những tác phẩm đậm chất Nga của Pushkin về sau hẳn đã bắt nguồn từ thuở thiếu thời êm ấm ấy. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nga Nikolai Gogol (1809-1852) đã từng thốt lên: “Pushkin là một hiện tượng đặc biệt, và có thể là một hiện tượng duy nhất của hồn Nga. Trong con người này, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, tiếng Nga, tính cách Nga được phản ánh một cách trong sáng, bằng một vẻ đẹp trong sáng, tưởng như một bức tranh phong thuỷ hiện lên trên nền một tấm kính trong veo”…

Những thi phẩm xuất phát từ hồn Nga như Kazak, Nàng niên cá, Những người di-gan, Evgheny Onegin… là những ví dụ hùng hồn nhất cho nhận xét này.

Đương nhiên, cũng phải nói rằng, Pushkin đã may mắn được sinh ra trong một gia đình yêu văn thơ. Cha mẹ cậu thường xuyên tiếp đón những nhân vật có tiếng trong làng văn nghệ thời bấy giờ, như Karamzin, Derzhavin, Bogdanovich, Krylov… Năm lên 8, Pushkin đã viết những vần thơ đầu tiên và thậm chí viết cả những bài thơ trào phúng bằng tiếng Pháp để chọc giận những gia sư người Pháp của mình!

Nhưng cậu chỉ thực sự nghiên cứu thơ ca có hệ thống và sâu sắc từ khi nhập học vào trường Litsee được mở ở Hoàng Thôn (Tsarskoe Selo) – một ngôi trường nhỏ dành cho các con em gia đình quý tộc sa sút – từ năm 1811. Do giỏi tiếng Pháp và am tường thi ca Pháp, cậu có biệt danh là “Người Pháp” và luôn luôn dẫn đầu trong các cuộc thi trong trường.. Thời gian này, cậu bé đã sớm “kết bạn” với một nhóm các nhà thơ Nga, và chịu ảnh hưởng của họ rất lớn, đặc biệt là Zhukovsky, Viazemsky và Volter. Cậu đi theo con đường thi ca vô thần và có thiên hướng trào phúng, châm biếm giống như Volter.

Năm 15 tuổi, Pushkin chính thức được coi là nhà thơ khi bài thơ Gửi nhà thơ – bạn tôi của cậu được đăng trên tạp chí Tin tức châu Âu, số tháng 7-1814.

Kết thúc Litsee vào năm 1817, Pushkin đã tỏ ra rất xuất sắc trong cuộc thi tốt nghiệp với bài thơ Vô tín ngưỡng. Bấy giờ, trong ban giám khảo có rất nhiều thành viên của hội văn học “Armazas”**. Một người trong số họ nhận xét: “Một cậu bé 18 tuổi đời, lần đầu tiên được sổ lồng đến với tự do, với trí lực thi ca bay bổng, lại mang dòng máu châu Phi sôi sục trong người, ở thời đại này, khi mà ý niệm về tự do đang dào dạt nhất, thì hỏi làm sao cậu ấy không thể trở thành một người theo chủ nghĩa tự do được chứ?”

Và quả đúng như vậy. Sau khi về Peterburg làm việc tại Ban cán sự ngoại giao, Pushkin không ngừng viết những bài thơ ca ngợi tự do và miệt mài làm thơ trào phúng. Tác phẩm lớn nhất thời kỳ này của nhà thơ là Ruslan và Lutmila (1820). Thi phẩm đã trở thành đề tài tranh luận cho chính giới và nhà thơ bị “đuổi khéo” ra khỏi thủ đô, đến Kavkaz, rồi sau đó xuống miền Nam, đi Krym, chuyển tới Kishiniov, Odessa… Thời kỳ “Nam tiến” này đem lại cho ngòi bút của nhà thơ chất lãng mạn say đắm đã làm nên một Pushkin – nhà thơ tình yêu- cho thế giới. Trong chúng ta, hẳn nhiều người còn nhớ những vần thơ yêu “âm thầm, không hy vọng”:

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
(Tôi yêu em – 1929)
và day dứt ngày đêm, có chút dỗi hờn, tủi phận:
Một chút tên tôi đối với nàng
Sẽ chìm như tiếng sóng buồn tan
Âm thầm mòn mỏi bên bờ vắng,
Như tiếng đêm thâu lạc giữa ngàn.
(Một chút tên tôi đối với nàng – 1830)

và xôn xao, mong nhớ:
Cả hồn anh bỗng dưng tỉnh giấc
Trước mắt anh em lại hiện lên,
Như hư ảo mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Trái tim lại rộn ràng náo nức
Và trái tim sống dậy đủ điều
Cả thiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu.
(Gửi… – 1825)

Thế nhưng, ngoài trái tim trẻ đang sôi nổi yêu đương, trong Pushkin còn định hình dần một thế giới quan mới mẻ: nhà thơ kết bạn với những người “tháng Chạp”***. Nhà thơ yêu quý họ bằng cả tâm hồn chân thực, trẻ trung của mình, bất chấp việc phong thanh biết họ là những người của hội kín và đang mưu tính những việc động trời.

Năm 1823, khi làm việc ở Odessa, do bất đồng quan điểm với cấp trên, Pushkin bị gửi về Mikhailovskoe vào tháng 8 năm 1824 và bị quản thúc ở đó. Ngày 14 tháng 12 năm 1825, khi xảy ra cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, Pushkin không hề tham gia vào bất kỳ một hành động nào của nhóm tháng Chạp. Zhukovsky, người bạn lớn của nhà thơ, bấy giờ có viết cho Pushkin: “Cậu không bị lôi kéo đấy chứ? Nhưng sao trên mỗi một tờ truyền đơn của nhóm khởi nghĩa đều in thơ của cậu. Đó thật là phương cách tồi tệ để kết thân với chính phủ đấy!”

Thực ra, Pushkin hoàn toàn không tham gia những hội kín này, nhưng nhà thơ có tình cảm sâu sắc với những người Tháng Chạp. Ông từng gọi họ là “bạn bè, những người anh em, đồng chí”, vì thế, khi được tin họ bị hành hình, Pushkin rất đau lòng. Và cuối cùng, nỗi đau ấy đã bật lên trong bài thơ Tiên tri:

Hỡi tiên tri, hãy mau mau đứng dậy
Hãy mở mắt, hãy nghe, hãy thấy
Hãy làm theo ý nguyện của ta
Đi khắp năm châu bốn bể gần xa
Đem lời lẽ đốt cháy lòng thiên hạ

Chỉ bấy giờ, nhà thơ mới cảm thấy thực sự muốn tham gia vào cuộc cách mạng này, một cách rất cảm tính, nhưng đầy cuồng nhiệt và đau xót. Pushkin cảm thấy trách nhiệm của một nhà thơ, như một nhà tiên tri trong xã hội, phải biết dùng thơ để chiến đấu, để thúc giục lòng người đến với niềm phóng khoáng đang gọi mời ngây ngất.

Nga Hoàng mới lên lúc ấy đương nhiên đã để ý đến Pushkin và những vần thơ tự do của nhà thơ trẻ. Trong một lần Pushkin tiếp kiến Nga Hoàng, Nikolai đệ Nhất đã tuyên bố nửa đùa nửa thật: “Ta sẽ là người kiểm duyệt thơ anh. Hãy gửi cho ta những gì anh viết”. Câu nói ấy có thể coi là đùa nếu nhớ đến bài thơ Gửi người kiểm duyệt thơ của Pushkin, sáng tác cách đó vài năm. Đồng thời, đó là một sự thật. Tất cả những thi phẩm của Pushkin về sau đều được trình lên Nga Hoàng “xem xét”. Và thơ của Pushkin ngày càng khó được in ấn hơn!

Thế nhưng, chuyện in hay không in đối với nhà thơ vĩ đại nhất nước Nga đâu còn là vấn đề, khi mà thơ của ông thấm đẫm tình yêu và hồn Nga. Kể cả khi đã chết đi rồi thì trái tim yêu của nhà thơ vẫn đập, vẫn sống trong từng vần thơ nóng bỏng. Trong bài thơ Trên đồi Gruzi đêm xuống (1829), nhà thơ từng nói rằng trái tim ông cháy và yêu chỉ bởi một điều “không thể sống mà không yêu” được!

Tình yêu sâu sắc đối với người vợ trẻ xinh đẹp Natalia Goncharova đã khiến Pushkin đối mặt với cái chết trong trận đấu súng. Và nước Nga, vào ngày 10-2-1837, đã mất đi một nhà thơ vĩ đại, người đã đặt nền móng cho một nền văn học Nga mới và thứ tiếng Nga hiện đại.

“Pushkin là tất cả của chúng ta, là đại diện cho tinh thần, nét đặc sắc của chúng ta – những gì còn lại sau khi chúng ta đối mặt với những điều xa lạ, với một thế giới khác!” – nhà thơ Nga Apollon Grigoriev (1822-1864) đã có lý khi viết về Aleksandr Sergeyevich Pushkin như vậy.

Bài thơ lớn cuối cùng trong đời mình nhà thơ đã viết như một lời định mệnh, vừa kiêu hãnh, vừa tự tin, và cho đến bây giờ, cho đến mai sau, vẫn mãi là chân lý:

Ta đã dựng cho ta đài kỷ niệm
Không bởi sức tay người! Đường tới viếng
Cỏ không trùm mất dấu bước thế nhân,
Đỉnh tháp ngang tàng sẽ ngẩng cao hơn
Cả trụ thờ Alecxanđrơ đệ nhất

Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết!
Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan
Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân
Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi.

(Tượng đài – 1836)

3-2008
Thuỵ Anh

Những câu thơ trích trong bài do Thuý Toàn dịch.

(*) “Mặt trời của Thi ca ta đã tắt” – lời của nhà nghiên cứu văn họcVladimir Odoevsky (1804—1869) khi Pushkin qua đời.

(**) Nhóm những người hoạt động nghệ thuật, thành lập năm 1815, với thông điệp đấu tranh với gu thẩm mỹ cũ của nền văn học Nga, đi tìm cái mới. Pushkin cũng được kết nạp vào Hội này.

(***) Là những người tham gia phong trào chống đối giới quý tộc Nga, thành viên của nhiều hội kín vào những năm 10, 20 của thế kỷ 19, tổ chức cuộc nổi dậy vào tháng Chạp năm 1825.

“Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ…”

Ở Matxcơva, trên đại lộ Tverskaia, một trong những đại lộ chính của thủ đô nước Nga, sừng sững tượng đài nhà thơ Nga vĩ đại Aleksandr Sergeevich Pushkin. Pushkin, “mặt trời của thi ca Nga”*, người đứng đó, trầm mặc, kiêu hãnh. Cho dù thời thế đổi thay, lòng người thay đổi, thì dưới chân tượng đài đá xám này chưa bao giờ thiếu những đoá hoa tươi.Gần hai thế kỷ qua đi, những vần thơ khẳng khái, mê say ngày nào đã làm nên một tượng đài khác nữa tưởng nhớ nhà thơ – tượng đài vững chắc trong lòng người – tượng đài thi ca “cao hơn cả trụ thờ Aleksandr đệ Nhất”.Pushkin sinh ngày 6-6-1799 tại Matxcơva, trong một gia đình không giàu có nhưng danh giá. Dòng họ Pushkin là dòng họ có tiếng, như sau này chính nhà thơ đã nói: “Tên tuổi tổ tiên tôi thấp thoáng trong lịch sử…”. Tự hào về dòng dõi quý tộc của mình, nhà thơ tương lai cảm nhận về lịch sử bằng tình cảm trân trọng sâu sắc và tìm hiểu lịch sử Nga như một sự nghiệp của nhân dân vĩ đại, bắt nguồn từ những giá trị nhân bản sâu xa và tiếp nối đến muôn đời. Điều ấy sau này thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học sử của ông như(1825),(1830),(1833), và rất nhiều thi phẩm khác.Thời ấu thơ, trong gia đình, cậu bé Sasha (tên thân mật của Aleksandr) không được cha mẹ để tâm cho lắm bởi cậu tỏ ra khá.. lập dị, hơi khó hiểu với những thiên hướng thi sĩ của mình. Chỉ có hai người phụ nữ gần gũi cậu và là hai người để lại ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc sống nội tâm của nhà thơ tương lai – đó là bà ngoại Maria Alekseevna Gannibal (1745-1818) và bà vú Arina Rodionovna Iakovleva (1758-1828).Những ngày ấu thơ thân ái, khi cậu bé được cuộn mình trong chiếc giỏ khâu lớn của bà ngoại, được nghe những bài hát cổ xưa nức nở trong chiều đông tuyết giá mà bà vú Arina thường hát bằng giọng khe khẽ buồn rầu… đã để lại trong tâm hồn thơ trẻ một thế giới đầy nhạc và thơ. Nhiều thi phẩm của Pushkin sau này viết về thiên nhiên Nga cũng thấm đẫm một nỗi buồn trong sáng, xuất phát từ nỗi sầu dịu dàng trong những bài dân ca cậu nghe thời nhỏ ấy:Trong bài, nhà thơ đã âu yếm nói với bà vú già – “người bạn lòng tri kỷ” của mình:Còn một người nữa cũng đóng góp phần quan trọng trong sự hình thành một trái tim nhạy cảm của nhà thơ – đó là người chú họ xa, Nikita Kozlov, người thường cùng cậu lang thang trên các đường phố Matxcơva khi cậu đôi chút lớn lên.Ba người này là những người nuôi dưỡng hồn Nga trong Pushkin, đối lập lại với kiểu giáo dục quý tộc của gia đình thời ấy là.. quẳng cậu bé cho hết gia sư này đến gia sư khác người Pháp mà cậu không mấy thích thú. Những tác phẩm đậm chất Nga của Pushkin về sau hẳn đã bắt nguồn từ thuở thiếu thời êm ấm ấy. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nga Nikolai Gogol (1809-1852) đã từng thốt lên: “Pushkin là một hiện tượng đặc biệt, và có thể là một hiện tượng duy nhất của hồn Nga. Trong con người này, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, tiếng Nga, tính cách Nga được phản ánh một cách trong sáng, bằng một vẻ đẹp trong sáng, tưởng như một bức tranh phong thuỷ hiện lên trên nền một tấm kính trong veo”…Những thi phẩm xuất phát từ hồn Nga như… là những ví dụ hùng hồn nhất cho nhận xét này.Đương nhiên, cũng phải nói rằng, Pushkin đã may mắn được sinh ra trong một gia đình yêu văn thơ. Cha mẹ cậu thường xuyên tiếp đón những nhân vật có tiếng trong làng văn nghệ thời bấy giờ, như Karamzin, Derzhavin, Bogdanovich, Krylov… Năm lên 8, Pushkin đã viết những vần thơ đầu tiên và thậm chí viết cả những bài thơ trào phúng bằng tiếng Pháp để chọc giận những gia sư người Pháp của mình!Nhưng cậu chỉ thực sự nghiên cứu thơ ca có hệ thống và sâu sắc từ khi nhập học vào trường Litsee được mở ở Hoàng Thôn (Tsarskoe Selo) – một ngôi trường nhỏ dành cho các con em gia đình quý tộc sa sút – từ năm 1811. Do giỏi tiếng Pháp và am tường thi ca Pháp, cậu có biệt danh là “Người Pháp” và luôn luôn dẫn đầu trong các cuộc thi trong trường.. Thời gian này, cậu bé đã sớm “kết bạn” với một nhóm các nhà thơ Nga, và chịu ảnh hưởng của họ rất lớn, đặc biệt là Zhukovsky, Viazemsky và Volter. Cậu đi theo con đường thi ca vô thần và có thiên hướng trào phúng, châm biếm giống như Volter.Năm 15 tuổi, Pushkin chính thức được coi là nhà thơ khi bài thơcủa cậu được đăng trên tạp chí, số tháng 7-1814.Kết thúc Litsee vào năm 1817, Pushkin đã tỏ ra rất xuất sắc trong cuộc thi tốt nghiệp với bài thơ. Bấy giờ, trong ban giám khảo có rất nhiều thành viên của hội văn học “Armazas”**. Một người trong số họ nhận xét: “Một cậu bé 18 tuổi đời, lần đầu tiên được sổ lồng đến với tự do, với trí lực thi ca bay bổng, lại mang dòng máu châu Phi sôi sục trong người, ở thời đại này, khi mà ý niệm về tự do đang dào dạt nhất, thì hỏi làm sao cậu ấy không thể trở thành một người theo chủ nghĩa tự do được chứ?”Và quả đúng như vậy. Sau khi về Peterburg làm việc tại Ban cán sự ngoại giao, Pushkin không ngừng viết những bài thơ ca ngợi tự do và miệt mài làm thơ trào phúng. Tác phẩm lớn nhất thời kỳ này của nhà thơ là(1820). Thi phẩm đã trở thành đề tài tranh luận cho chính giới và nhà thơ bị “đuổi khéo” ra khỏi thủ đô, đến Kavkaz, rồi sau đó xuống miền Nam, đi Krym, chuyển tới Kishiniov, Odessa… Thời kỳ “Nam tiến” này đem lại cho ngòi bút của nhà thơ chất lãng mạn say đắm đã làm nên một Pushkin – nhà thơ tình yêu- cho thế giới. Trong chúng ta, hẳn nhiều người còn nhớ những vần thơ yêu “âm thầm, không hy vọng”:Thế nhưng, ngoài trái tim trẻ đang sôi nổi yêu đương, trong Pushkin còn định hình dần một thế giới quan mới mẻ: nhà thơ kết bạn với những người “tháng Chạp”***. Nhà thơ yêu quý họ bằng cả tâm hồn chân thực, trẻ trung của mình, bất chấp việc phong thanh biết họ là những người của hội kín và đang mưu tính những việc động trời.Năm 1823, khi làm việc ở Odessa, do bất đồng quan điểm với cấp trên, Pushkin bị gửi về Mikhailovskoe vào tháng 8 năm 1824 và bị quản thúc ở đó. Ngày 14 tháng 12 năm 1825, khi xảy ra cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, Pushkin không hề tham gia vào bất kỳ một hành động nào của nhóm tháng Chạp. Zhukovsky, người bạn lớn của nhà thơ, bấy giờ có viết cho Pushkin: “Cậu không bị lôi kéo đấy chứ? Nhưng sao trên mỗi một tờ truyền đơn của nhóm khởi nghĩa đều in thơ của cậu. Đó thật là phương cách tồi tệ để kết thân với chính phủ đấy!”Thực ra, Pushkin hoàn toàn không tham gia những hội kín này, nhưng nhà thơ có tình cảm sâu sắc với những người Tháng Chạp. Ông từng gọi họ là “bạn bè, những người anh em, đồng chí”, vì thế, khi được tin họ bị hành hình, Pushkin rất đau lòng. Và cuối cùng, nỗi đau ấy đã bật lên trong bài thơChỉ bấy giờ, nhà thơ mới cảm thấy thực sự muốn tham gia vào cuộc cách mạng này, một cách rất cảm tính, nhưng đầy cuồng nhiệt và đau xót. Pushkin cảm thấy trách nhiệm của một nhà thơ, như một nhà tiên tri trong xã hội, phải biết dùng thơ để chiến đấu, để thúc giục lòng người đến với niềm phóng khoáng đang gọi mời ngây ngất.Nga Hoàng mới lên lúc ấy đương nhiên đã để ý đến Pushkin và những vần thơ tự do của nhà thơ trẻ. Trong một lần Pushkin tiếp kiến Nga Hoàng, Nikolai đệ Nhất đã tuyên bố nửa đùa nửa thật: “Ta sẽ là người kiểm duyệt thơ anh. Hãy gửi cho ta những gì anh viết”. Câu nói ấy có thể coi là đùa nếu nhớ đến bài thơcủa Pushkin, sáng tác cách đó vài năm. Đồng thời, đó là một sự thật. Tất cả những thi phẩm của Pushkin về sau đều được trình lên Nga Hoàng “xem xét”. Và thơ của Pushkin ngày càng khó được in ấn hơn!Thế nhưng, chuyện in hay không in đối với nhà thơ vĩ đại nhất nước Nga đâu còn là vấn đề, khi mà thơ của ông thấm đẫm tình yêu và hồn Nga. Kể cả khi đã chết đi rồi thì trái tim yêu của nhà thơ vẫn đập, vẫn sống trong từng vần thơ nóng bỏng. Trong bài thơ(1829), nhà thơ từng nói rằng trái tim ông cháy và yêu chỉ bởi một điều “không thể sống mà không yêu” được!Tình yêu sâu sắc đối với người vợ trẻ xinh đẹp Natalia Goncharova đã khiến Pushkin đối mặt với cái chết trong trận đấu súng. Và nước Nga, vào ngày 10-2-1837, đã mất đi một nhà thơ vĩ đại, người đã đặt nền móng cho một nền văn học Nga mới và thứ tiếng Nga hiện đại.“Pushkin là tất cả của chúng ta, là đại diện cho tinh thần, nét đặc sắc của chúng ta – những gì còn lại sau khi chúng ta đối mặt với những điều xa lạ, với một thế giới khác!” – nhà thơ Nga Apollon Grigoriev (1822-1864) đã có lý khi viết về Aleksandr Sergeyevich Pushkin như vậy.Bài thơ lớn cuối cùng trong đời mình nhà thơ đã viết như một lời định mệnh, vừa kiêu hãnh, vừa tự tin, và cho đến bây giờ, cho đến mai sau, vẫn mãi là chân lý:

Source: https://vn.exp.gg
Category: Thông tin

Total
0
Shares
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo

Next Post

Top 10 Tiệm bánh kem ngon bậc nhất tại Ninh Kiều Cần Thơ

Related Posts