Ninja là gì và vì sao Ninja nổi tiếng toàn thế giới, “họ ngụy trang ở bất cứ các khu vực lãnh thổ của đối phương để đánh giá tình hình của địch…

Ninja là gì và vì sao Ninja nổi tiếng toàn thế giới, “họ ngụy trang ở bất cứ các khu vực lãnh thổ của đối phương để đánh giá tình hình của địch, họ sẽ dụ dỗ bằng cách riêng của mình, tiến vào giữa đối phương để phát hiện ra những khoảng trống và xâm nhập vào lâu đài của đối phương để phóng hỏa, ám sát hay theo dõi bí mật”.
[external_link_head]
Mục lục
Ninja là gì và vì sao Ninja nổi tiếng toàn thế giới?
Ninja hay còn được gọi là shinobi đây là danh xưng dùng để chỉ những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên về hoạt động bí mật từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản về nghệ thuật không chính thống của chiến tranh từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Edo. Các chức năng của Ninja bao gồm gián điệp, phá hoại, xâm nhập, ám sát, thậm chí có thể tham gia tập kích đối phương trong một vài trường hợp nhất định.
Các Ninja thường thiên về các thủ đoạn không quy ước và bí mật, khác với samurai vốn có những quy định nghiêm ngặt về danh dự và chiến đấu. Nhà sử học quân sự Hanawa Hokinoichi đã viết về Ninja trong cuốn Buke Myōmokushō của mình:
“Họ ngụy trang ở bất cứ các khu vực lãnh thổ của đối phương để đánh giá tình hình của địch, họ sẽ dụ dỗ bằng cách riêng của mình, tiến vào giữa đối phương để phát hiện ra những khoảng trống và xâm nhập vào lâu đài của đối phương để phóng hỏa, ám sát hay theo dõi bí mật”.
Nói về nguồn gốc của ninja thì khó ai có thể xác định được nhưng có thể được phỏng đoán được rằng, họ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 14. Do đặc thù của mình, ninja thường bị bao phủ bởi bức màn bí mật, nên có rất ít tài liệu ghi nhận. Hầu hết các kỹ thuật của ninja cổ xưa đều bị thất truyền, nhưng rất nhiều các tổ chức vũ trang đặc biệt của quân đội và cảnh sát của nhiều quốc gia trong quá khứ và hiện tại vẫn duy trì huấn luyện các kỹ thuật tương đồng với các ninja trong những nhiệm vụ đặc biệt hoặc bí mật như SEAL, SWAT, Đặc công…
Tại sao gọi là Ninja?
Sở dĩ gọi là Ninja vì theo cách đọc on’yomi của hai chữ kanji. Trong cách đọc kun’yomi, nó được phát âm là shinobi-mono thường được rút gọn lại thành shinobi. Theo âm Hán-Việt, hai chữ kanji được đọc là “nhẫn giả”. Tuy nhiên, cách đọc này lại không có nghĩa tương đồng trong tiếng Nhật. Trong nghĩa gốc Hán (on’yomi: “nin”, kun’yomi: “shinobi”) có nghĩa là “nhẫn” (kiên nhẫn, nhẫn nhịn), trong tiếng Nhật nó lại có nghĩa là “ẩn nấp/ tàng ẩn”. Còn on’yomi: “ja”, kun’yomi: “mono”) trong nghĩa gốc Hán là “giả” (người), trong tiếng Nhật có cả nghĩa là “người” hoặc “tổ chức”. Theo đó, ta có thể gọi ninja là “tàng ẩn giả”.
Ban đầu, từ “Ninja” không được sử dụng phổ biến, mà do đặc thù bí mật và tính ngôn ngữ địa phương, rất nhiều các danh xưng khác nhau để mô tả những gì mà sau này được gọi là Ninja, như:
Monomi, Ukagami, Rappa, Dakkou, Kusa, Nokisaru, Kamari, Kanshi, Ninjutsu tsukai,
Trong số đó, “Shinobi” là danh xưng được sử dụng nhiều nhất.
Danh từ Shinobi được ghi nhận xuất hiện từ thế kỷ thứ 8, trong các bài thơ của Man’yōshū. Shinobi được dùng để chỉ cho nam giới lẫn nữ giới. Tuy vậy, các shinobi nữ còn được gọi là kunoichi “ku” viết theo hiragana, “no” viết theo katakana, “ichi” viết bằng chữ “nhất” của kanji), mà các ký tự của nó được cho là hình thành từ ba nét trong chữ “nữ” trong kanji.
Khi người Phương Tây bắt đầu tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, nhất là từ sau Thế chiến thứ hai, họ thường dùng từ “ninja” do nó ngắn gọn, dễ nói, dễ nhớ hơn đối với người Phương Tây. Từ đó, danh xưng “Ninja” trở nên phổ biến hơn cả ở Nhật Bản lẫn trên thế giới.
Ninja được hình thành từ bao giờ?
Ninja còn được hiểu là những người sử dụng phép lẩn trốn. Điều này phản ảnh thực tế là các Ninja chú trọng việc ngụy trang và lẩn trốn chứ không hiếu chiến.
rong các tiểu thuyết, phim ảnh, Ninja thường được mô tả là những người mặc đồ đen từ đầu đến chân, lưng mang kiếm, lợi dụng đêm tối để đột nhập vào căn cứ địch mà do thám hoặc tiến hành ám sát. Tuy nhiên, trang phục thực sự của các ninja là màu nâu sẫm. Có giả thuyết cho rằng những trang phục này có nguồn gốc từ trang phục đi săn của người dân vùng Nam tỉnh Shiga và Đông tỉnh Mie hiện nay.
Ninja thường sử dụng phi tiêu và kiếm để thực hiện sứ mệnh vì các vũ khí đó dễ mang theo, không nặng nề dễ di chuyển và hoạt động. Đặc biệt ninja rất quả quyết và dũng cảm, họ luôn bàn tính kĩ trước khi hành động, khi nhiệm vụ thất bại, thì mỗi ninja phải tự kết liễu mạng sống của mình để tránh làm lộ bí mật của tổ chức.
Những điều thú vị về Ninja
Trong phim ảnh, sách vở hay các tư liệu không chuyên, ta thường lầm tưởng Ninja là những người siêu nhân, có nhiều phép thần thông. Nhưng thực chất, họ chỉ là những người chiến binh bình thường, được đào tạo huấn luyện các kỹ năng, tăng cường sức khỏe, sức chiến đấu, thuật ẩn náu… hơn hẳn những binh sĩ thường. Bên cạnh đó, họ thường hoạt động lén lút, thoắt ẩn thoắt hiện nên nhiều người siêu việt hóa hoạt động của họ.
[external_link offset=1]
Ninja có thể thành thạo thuật phi thân: ninja thường tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, từ thấp đến cao, ngày này qua ngày khác tạo nên sức bật, dẻo dai vượt trội người thường, cộng thêm các kỹ thuật bám vịn điểm tựa, ván nhảy để vượt qua các vật cản không quá cao (tường tầm thấp, mái nhà…). Từ đó, hình thành huyền thoại ninja có khả năng nhảy cao.
Thuật ẩn nấp: ninja thường tính toán rất kĩ địa thế, thời điểm hoạt động. Cộng với trang phục và sử dụng vật liệu hóa trang hòa nhập với môi trường, họ có thể dễ dàng ẩn nấp thích ứng tốt với các địa hình (cây cỏ, núi, nước…). Do các kỹ thuật của ninja đều không phổ biến, nên được dân gian thêm thắt thành huyền thoại ninja có thể tàng hình!
Thuật dùng dụng cụ hỗ trợ: do đặc thù tác chiến đặc biệt, hầu hết phải hoạt động trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của đối phương, các ninja thường phải dùng rất nhiều các công cụ để hỗ trợ việc thâm nhập. Do phải mang vác, nên hầu hết các công cụ hỗ trợ phải gọn nhẹ và hầu hết là thô sơ, đòi hỏi phải có khả năng sử dụng nhiều mục đích khác nhau và phải được tập luyện thành thục. Như các kỹ thuật, dây thừng đầu có móc sắt/móc ghim (hình dạng bàn tay) để phóng chặt vào 1 điểm cao (bằng gỗ, tường đất…) và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều.
Ngoài ra Ninja cũng vô cùng khéo léo khi sử dụng điêu luyện kỹ năng sử dụng vũ khí cận chiến (Melee weapon): kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại… Yêu cầu tiên quyết là dứt điểm mục tiêu nhanh gọn ít tiếng động.
Kỹ năng sử dụng vật liệu nổ: gây cháy, gây độc, gây khói; Kỹ năng lợi dụng địa hình, địa vật, cấu trúc nhà cửa, trần nhà, v.v, để ẩn nấp hay bám trụ bất động ở đó trong một thời gian lâu, chờ thời cơ; kỹ năng xử lý tình huống: có thể sử dụng bất kì vũ khí, vật dụng trong tay để tiêu diệt đối phương, gây ít tiếng động để trốn thoát, lẩn trốn nhanh; kỹ năng điều nghiên, trinh sát khu vực sắp thực hiện nhiệm vụ và tinh thần dũng cảm, bất khuất của võ sĩ đạo: quyết thực hiện nhiệm vụ tới cùng, tự sát để không lộ bí mật & bảo vệ tư cách.
Những bí ẩn thú vị về Ninja
Ít ai biết rằng trên thực tế, ninja và môn võ thuật mà họ theo học xuất hiện cách đây 800 năm. Các lò luyện ninja phát triển kỹ năng võ thuật để bảo vệ bản thân họ khỏi những chiến binh như Samurai. Nguyên tắc của trường phái võ thuật Ninjutsu là: Tẩu thoát khi có thể; nếu không thể đánh bài… chuồn, hẵng ra tay hạ sát. Không có gì là trái với đạo lý đối với ninja: họ có thể ném cát vào mắt của kẻ thù, giẫm đạp lên kẻ thù khi quỵ ngã… bất cứ việc gì có thể bảo vệ mạng sống của họ. Trải qua quá trình phát triển, ngày nay, ninja thường được thuê làm gián điệp, vệ sĩ tư hoặc ám sát thuê.
Vũ khí bí mật của họ được xem là những vũ khí nhiều người muốn tìm hiểu. Sự thật của bí ẩn này nằm ở truyền thuyết đồn đại về việc Ninja bắt kiếm bằng tay không. Nhưng trên thực tế, một Ninja siêu đẳng cũng không thể ngăn cản một thanh gươm sắc bén chỉ bằng tay không. Họ sử dụng những thứ vũ khí bí mật và rất hiệu quả để chặn đường chém của thanh gươm.
Ninja sử dụng mặt nạ và trang phục đen khi hành sự không hẳn được xem là đồng phục của họ. Ngày nay, hầu hết các ninja được thuê làm vệ sĩ đều ăn vận rất hiện đại. Cách đây 800 năm, việc đeo mặt nạ như một phần của đồng phục và ẩn nấp trong các lùm cây là cách thức giấu mình của ninja. Tuy nhiên, việc này cũng phụ thuộc vào môi trường và hoàn cảnh.
Sự biến mất đầy bí ẩn của Ninja thực ra là vì nguyên tắc đầu tiên bất di bất dịch của họ: luôn luôn tìm cách… chuồn. Nếu một Ninja có thể tránh được việc chém giết, họ sẽ tránh đến cùng. Để làm được điều này, họ cần trang bị một số vũ khí như phi tiêu (chỉ ném ra để hù dọa), bom khói, cát khô (để ném vào mắt đối phương)… Sau khi vận dụng các loại vũ khí chỉ mang tính chất cảnh cáo này, Ninja có thể biến mất lẹ làng. Quả thực cũng không có gì thần bí ở đây cả!
Vô số huyệt đạo trên cơ thể người mà khi bị điểm đúng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, Ninja không sử dụng cách này để giết người mà chỉ điểm những huyệt giúp họ tự vệ hoặc kéo dài thời gian. Thuật điểm huyệt của họ đã đạt đến trình độ siêu đẳng.
Ninja đã có hẳn một trường phái võ thuật, Ninjutsu có nghĩa là nghệ thuật của sự rón rén và kiên nhẫn – đó là chiến lược và chiến thuật của chiến đấu. Có 18 quy tắc chính của việc luyện tập môn võ này, bao gồm: sự thanh lọc tinh thần; sử dụng cơ thể người khác làm vũ khí; chiến đấu bằng gươm; gậy và quyền trượng; phi tiêu; sử dụng lê; thuật hóa trang; thuật lặn dưới nước; thuật cưỡi ngựa; thuật tẩu thoát…
Trên thực tế các mũi tên sát thương do Ninja sử dụng chỉ là một trong số những vũ khí thứ yếu. Có 2 loại chính: Hira có hình ngôi sao và Bo ở dạng thanh dài khoảng 21cm. Bên cạnh đó, Ninja cũng sử dụng những vật dụng quen thuộc hơn như tăm tre hay kẹp tóc.
Còn thứ vũ khí mà Ninja sử dụng chính là những vũ khí cổ đại của Nhật Bản nhưng họ cũng được huấn luyện dùng những vũ khí hiện đại như súng ống, bom mìn…
Điểm mấu chốt của trường phái võ Ninjutsu là sử dụng cơ thể một cách hiệu quả, cho dù cơ thể đó béo hay gầy, thấp hay cao. Sức mạnh của Ninja không nằm ở tốc độ mà ở chỗ họ có thể đoán được chuyển động và đọc được suy nghĩ của đối phương. Bằng những động tác bình tĩnh và vững chãi, Ninja có thể điều khiển được kẻ thù và giành chiến thắng. Trường phái võ thuật Ninjutsu chú trọng đến sự chuyển động của bàn chân và tư thế cân bằng tự nhiên.
Mọi người thường hay so sánh Ninja và cướp biển, ‘thế lực’ nào tốt hơn? Nhưng đây chỉ là một đề tài vui trên mạng Internet mà thôi. Thực tế, nếu so sánh Ninja và cướp biển thì theo một góc nhìn nào đó, Ninja tỏ ra ‘lương thiện’ hơn nhiều. Cướp biển có thể chiến đấu tới cùng vì lợi ích của họ, bất chấp mọi giá; còn ninja, họ có thể bỏ tàu và ‘bay’ trên mặt nước tìm nơi bảo toàn tính mạng.
Những Ninja nổi tiếng nhất trong lịch sử
Hattori Hanzo
Hattori Hanzo được coi là Ninja nổi tiếng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Sống vào nửa cuối thế kỷ XVI, Hanzo là một bậc thầy về nhẫn thuật, một võ tướng oai dũng dưới chướng Tokugawa cuối thời kỳ Sengoku. Hanzo vốn là con trai của Hattori Yasunaga, thủ lĩnh tộc Ninja Iga thời đó. Tài năng của Hanzo bộc lộ từ khi còn rất nhỏ. Ông bước vào chế độ luyện tập khắc nghiệt của một Ninja từ khi mới lên 8 tuổi với việc tự trèo lên núi bái sư học võ. Mất 4 năm, Hanzo tinh thông mọi bí quyết để trở thành Ninja. Năm 16 tuổi, ông tham gia trận đánh lớn đầu tiên trong đời của mình.
Nhắc đến xứ sở hoa anh đào, người ta nhớ ngay tới núi Phú Sĩ hay tinh thần võ sĩ đạo Samurai và chắc chắn có cả sự xuất quỷ nhập thần của Ninja.
Họ là những dũng sĩ được rèn luyện với lòng dũng cảm và tài năng phi thường, chẳng hề thua kém Samurai. Ninja mang hành tung bí ẩn, rất mực trung thành phục vụ chủ nhân, là một biểu tượng của văn hóa Nhật Bản trong hàng trăm năm…
Hattori Hanzo Hattori Hanzo được coi là Ninja nổi tiếng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Sống vào nửa cuối thế kỷ XVI, Hanzo là một bậc thầy về nhẫn thuật, một võ tướng oai dũng dưới chướng Tokugawa cuối thời kỳ Sengoku. Hanzo vốn là con trai của Hattori Yasunaga, thủ lĩnh tộc Ninja Iga thời đó. Tài năng của Hanzo bộc lộ từ khi còn rất nhỏ. Ông bước vào chế độ luyện tập khắc nghiệt của một Ninja từ khi mới lên 8 tuổi với việc tự trèo lên núi bái sư học võ. Mất 4 năm, Hanzo tinh thông mọi bí quyết để trở thành Ninja. Năm 16 tuổi, ông tham gia trận đánh lớn đầu tiên trong đời của mình.
Điểm đặc biệt của Hanzo là hoạch định chiến thuật và tài năng dùng thương tuyệt đỉnh. Nhiều tài liệu cổ còn mô tả ông có biệt tài sống dưới nước liền hai ngày mà chẳng hề có dấu hiệu mệt mỏi.
Làm việc dưới quyền của tướng quân Tokugawa, Hanzo nổi tiếng với biệt danh “Bóng ma” hay “Ác quỷ” với sự xuất quỷ nhập thần và hành động quyết đoán, đôi khi có phần tàn ác của mình.
Hanzo chỉ huy nhiều trận đánh, góp phần quan trọng đưa Tokugawa lên nắm quyền cai trị Nhật Bản. Trong đó, nổi tiếng nhất có lẽ là trận chiến năm 1582, khi chỉ huy 300 Ninja khác cứu Tokugawa khỏi một cuộc phản loạn. Khi ấy, một mình Hanzo đã giết chết tới 158 Ninja của quân địch. Đó là một kỳ tích mà chưa từng Ninja Nhật Bản nào làm được hơn thế.
Tuy nhiên, sự nghiệp của ông cũng không kéo dài quá lâu. Hanzo qua đời tháng 11/1596, sau khi bị chết cháy trong một trận thủy chiến với kẻ thù. Lúc ấy, ông mới 55 tuổi.
Ishikawa Goemon
[external_link offset=2]
Sống cùng thời với Hattori Hanzo, Ishikawa Goemon cũng được xem là một Ninja có tiếng vào giai đoạn Sengoku. Tuy nhiên, lịch sử về nhân vật này không nhiều, phần lớn người ta biết tới ông qua những câu chuyện dân gian.
Trong các thư tịch cổ, Goemon có một tuổi thơ bất hạnh khi 15 tuổi cha mẹ đã bị sát hại. Goemon khi đó đem lòng thù hận, quyết tu luyện nhẫn thuật để báo thù cho gia đình. Những năm sau đó, Goemon nổi tiếng vì hành động “cướp của người giàu chia cho người nghèo”, có thể coi là một Robin Hood của châu Á.
Câu chuyện thú vị nhất về Goemon liên quan tới điệp vụ cuối cùng của đời ông. Để trả thù cho cái chết của vợ và cứu thoát con trai, Goemon đã tiến hành ám sát Hydeyoshi – người mà ông gọi là một bạo chúa. Tuy nhiên, khi đột nhập vào phủ Hydeyoshi, Goemon đã va phải một cái chuông và bị phát hiện
Mochizuki Chiyome
Nếu nghĩ rằng chỉ có đàn ông với cơ thể tráng kiện mới có thể trở thành Ninja thì chắc hẳn bạn đã nhầm. Mochizuki Chiyome, không chỉ là một nữ Ninja có tiếng mà còn là một nhà lãnh đạo đại tài.
Chiyome là vợ của lãnh chúa Mochizuki Nobumasa. Năm 1575, sau khi chồng mất, Chiyome phục vụ chú chồng là lãnh chúa Takeda Shingen, chính thức bắt đầu sự nghiệp Ninja của mình. Bà tiến hành thu nạp rất nhiều phụ nữ trẻ từ đủ các thành phần xã hội: mồ côi, gái mại dâm, nạn nhân chiến tranh… Sau đó, bà đào tạo họ những kỹ năng gián điệp, cải trang, nhẫn thuật, geisha, thậm chí cả kỹ năng của gái mại dâm… Theo tài liệu cổ, Chiyome đã tuyển mộ được khoảng (852)3952 0100 người phụ nữ như vậy. Họ được gọi là những Kunoichi – hoa giết người, cũng chính là những nữ Ninja đầu tiên của Nhật Bản. Tất cả họ, nhờ sự huấn luyện của Chiyome, có khả năng đột nhập, hóa trang, gián điệp, thậm chí một sát thủ chỉ với những cái kẹp tóc, dao cạo… Tuy nhiên, cuộc đời của Chiyome – nữ thủ lĩnh Ninja còn rất nhiều bí ẩn. Những tư liệu chính thống về bà còn lại không nhiều, sơ sài. Cho tới ngày nay, người ta vẫn chưa biết được đoạn cuối của cuộc đời bà ra sao.
Sự bí ẩn của Ninja khiến nhiều người khiếp sợ
Vào một buổi sáng mùa thu năm 1540, tại một trong những căn phòng của tòa lâu đài nguy nga thuộc sở hữu của lãnh chúa Fugasy (tầng lớp võ sĩ trong xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ) đã diễn ra một cảnh tượng hãi hùng: thi thể của chủ nhân lâu đài nằm sõng soài trên vũng máu. Có lẽ Fugasy cũng chẳng nhìn thấy những kẻ giết mình. Không một tiếng động nào quấy rầy giấc ngủ của ông ta. Fugasy bị giết lúc đang ngủ. Một cảnh tượng khác cũng đáng ngạc nhiên không kém là các vệ sĩ ở đây bị giết một cách chớp nhoáng đến nỗi không kịp rút gươm ra khỏi vỏ. Trên một số thi thể không có vết thương nhưng những đôi mắt bất động ấy còn đọng lại nỗi khiếp sợ tột cùng. Điều lạ lùng hơn nữa là tất cả các cửa đều còn cài khóa bên trong, còn chính lâu đài là một pháo đài được bao bọc bởi những tường cao, hào sâu. Ở mỗi cửa dẫn vào nơi an toàn của Fugasy đều có đội gác, thế mà không một ai phát hiện ra một kẻ địch nào.
Ai đã lẻn vào những căn phòng đóng kín cửa, giết sạch cận vệ quân mà không một ai trong họ kịp phản ứng? Vụ mưu sát bí ẩn, nhanh gọn, êm thắm như trên chỉ có nhóm NINJA mới thực hiện được.
Ninja là những chiến sỹ trinh sát xuất quỷ nhập thần, những gián điệp thượng thặng, những chuyên gia ám sát bí mật không để lại dấu vết, những thám báo viên thời trung cổ. Từ Ninja dịch sát nghĩa và súc tích là “những người kiên tâm”, còn hệ thống tác chiến của họ gọi là “NINJUTSU” có nghĩa là “nghệ thuật trở thành người kiên tâm”. Người ta gọi Ninja là những bậc thầy sử dụng đủ loại vũ khí, quyền cước, phi tiêu tẩm độc, ngụy trang tài tình, có khả năng lẩn tránh khỏi kẻ thù cho dù ngay ở đồng ruộng trống.
Y phục của Ninja khác thường: bộ quần áo màu đen xẫm ôm sát người, những mặt nạ che hẳn phần dưới khuôn mặt, những đôi tay và chân có cấu trúc đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để bò, trườn trên các bề mặt phẳng, có gắn những ngôi sao bằng kim loại (Surikena) mang đoản kiếm, trường kiếm, thiết xích, những lưỡi kiếm sát đấu và nhiều ám khí khác…
Lịch sử hiện đại đã không ít lần ghi nhận chiến công của môn võ Ninjitsu. Vào thời Đệ nhị thế chiến, cơ quan mật vụ Nhật Bản phải thuê nhóm Ninja hoạt động bí mật mới chặt đứt được cuộc phong tỏa của quân đội Mỹ do tướng Douglas chỉ huy đang chiếm đóng ở Nhật lúc bấy giờ.
Đến lượt mình, các cơ quan đặc nhiệm Ủy đã bắt đầu áp dụng kinh nghiệm theo dõi và ám sát bí mật theo kiểu Ninja. Vào tháng 5/1980, nhóm khủng bố Iran đánh chiếm Đại sứ quán Iran ở London. Chúng yêu cầu thả 91 tù nhân chính trị và công nhận độc lập cho một trong những khu vực trong nước. Bọn chúng tuyên bố rắng nếu khước từ tối hậu thư của chúng, thì cứ sau nửa giờ bọn chúng sẽ xử tử một người. Tình thế trở nên nguy cấp sau khi hai nạn nhân bị sát hại. Lúc bấy giờ mọi người nói rằng, để tấn công vào Đại sứ quán phải sử dụng đơn vị không quân đặc nhiệm mà những chiến sĩ của đơn vị này trang phục bằng đồ đen và bịt mặt y phục của Ninja. Rod Douncan, một trong những chuyên gia Ninjitsu giỏi nhất nước Mỹ, chỉ huy cuộc tập kích này. Qua quá trình tấn công chớp nhoáng, 3 tên khủng bố bị giết, tất cả đồng bọn còn lại không kịp phản công. Toàn bộ chiến dịch diễn ra lặng lẽ, chỉ mất khoảng vài phút nhưng hiệu quả cao.
Vị Tổ sư Ninja đời thứ 34 của Nhật Bản, Hasumi, cho rằng mục đích của Ninjutsu là sự phát triển hài hòa giữa tinh thần và thể chất trong con người, phát huy khả năng vô tận của con người. Nếu như những môn sinh Ninja có được kỹ năng giáp chiến, thể lực dồi dào qua thực tế luyện tập thì phương diện tinh thần của Ninjitsu chỉ có được đối với những ai biết kết hợp những tài năng bẩm sinh, lòng trung thành, chí kiên tâm, thái độ tôn sư trọng đạo một cách hài hòa.
Trung tâm giảng dạy Ninjitsu hiện đại chia chương trình ra gồm 8 phần: đánh bằng tay không, nhào lộn, đánh bằng côn gỗ, sử dụng vũ khí lạnh và ném liệng địch thủ, đánh bằng dây xích và kiếm, cách tẩu thoát và đột nhập vào những nơi đã đóng kín, nghệ thuật ngụy trang, và cuối cùng là chiến lược tác chiến.
Tất cả sở học của Ninjitsu phát triển theo 3 cấp độ. Ở cấp độ thứ nhất, nắm vững được các phương pháp giáp đấu sơ đẳng nhất “bằng tay không”, những nhóm cơ bắp, dây chằng được phát triển. Những Ninja tương lai đều có được sự mềm dẻo, linh hoạt cao, nhào lộn giỏi. Những sự tập luyện trong giai đoạn đầu rất cam go và những môn sinh mới không chịu nổi sự quá tải. Họ tập rơi xuống sàn cứng, bò trườn một khoảng cách rất xa. Một Ninja lão luyện có thể vượt qua 300km trong một ngày. Môn sinh được học cách chuyển dịch không gây tiếng động và thoát khỏi cuộc phục kích của địch. Đây là cấp độ đào tạo nhân tài – những võ sĩ, trinh sát nắm vững mọi kỹ năng thao tác chiến đấu. Cấp độ thứ hai tương ứng với sự phát triển những khả năng tâm lý nhất định được gọi là Tunin. Tráng sĩ Ninja phải phân biệt được 5 trạng thái tính cách tâm lý của đối phương (Goje): thói hám danh, tính nhút nhát, sự nóng nảy, thói lười biếng, nhu nhược và nắm bắt được 5 dục vọng của kẻ thù (Go Yoku): đói, động dục, tự mãn, tham lam, tự kiêu. Một Ninja dày dạn kinh nghiệm sau khi thấu đáo bản chất của những cảm giác này có thể dùng thế “dĩ độc trị độc”.
Liệu Ninja sau khi đạt được cấp độ Tunin, có thể tránh được nguy hiểm đang rình rập họ trên đường đi không? Họ quyết đấu đến cùng không? Gài bẫy giăng kẻ thù không?
Không, họ sẽ không ra khỏi nhà mình khi đã cảm thấy có sự bất an. Thắng lợi ở cấp độ này không cần phải chiến đấu giáp mặt. Cấp độ thứ 3 cao thâm nhất gọi là Jenin. Lúc đó Ninja kế tục tinh thần của “sở học kiên tâm tối thượng”. Ninja thông hiểu 9 mức độ định thần bí mật. Mỗi mức độ tương ứng với sự đan chéo những ngón tay một cách kỳ bí và một âm thanh đặc biệt cho phép họ kết hợp tinh thần của con người với trí tuệ vạn năng của Trời xanh.
Một Ninja chân chính không chỉ là một chiến sĩ xuất chúng có khả năng tiêu diệt đối phương không gây tiếng động, giải thoát khỏi cuộc truy đuổi của địch, mà còn là một học giả uyên thâm, nhận thức cuộc sống của mình hư một hoạt động sáng tạo. Chẳng hạn như Masaaki Hasumi – một nhà thơ cổ điển, một thủ bút tài hoa của Nhật Bản. Phải công nhận điều này không mấy phù hợp với hình ảnh Ninja mà chúng ta thấy trong phim ảnh, sách truyện tranh.
Hiện nay trên thế giới chỉ có duy nhất một trường dạy Ninjitsu nổi tiếng mang tên Togakyre – Ru. Mới vừa tự xưng danh về mình nhưng không có ý muốn khẳng định truyền thống lịch sử lâu đời của môn phái mình qua những tài liệu nào đó. Tuy vậy, thực tế vẫn là thực tế. Những Ninja hiện đại được phát triển toàn diện cả tinh thần lẫn thể chất được đào tạo từ đó. [external_footer]